Qua bài viết dưới đây Impulse sẽ liệt kê cho bạn 7 loại chi phí mở phòng gym quan trọng mà nhất định là các bạn phải nắm được để có thể kinh doanh loại hình phòng tập một cách thật hiệu quả!
Chi phí thuê mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho phòng tập
Tuỳ vào định hướng và loại hình phòng tập mà bạn có thể lựa chọn mặt bằng phù hợp với nhu cầu. Bạn cũng nên chú ý tới vị trí của phòng tập, nên lựa chọn những địa điểm gần khu dân cư, ở mặt đường hoặc hẻm lớn, thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng. Trong các loại chi phí mở phòng gym thì chi mặt bằng đóng vai trò rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh phòng tập của bạn.
Những yếu tố quan trọng bạn phải xem xét khi quyết định thuê một mặt bằng:
– Tiền đặt cọc mặt bằng( nếu có)
– Thời hạn thanh toán tiền mặt bằng: thanh toán theo từng tháng, theo quý, theo mỗi nửa năm hoặc 1 năm
– Mặt bằng hay cơ sở hạ tầng của nơi mà bạn định thuê có chất lượng như thế nào, có cần thiết phải sữa chửa hoặc cải tạo nhiều hay không?
– Chi phí cho việc sữa chửa, cải tạo đó là bao nhiêu, có cần thiết hoặc đáng hay không?
Không chỉ đơn thuần là chi phí thuê mặt bằng thông thường mà mọi người vẫn thường nghĩ, đây là một hạng mục chi phí ban đầu rất tốn kém mà bạn cần phải tính toán kĩ lưỡng. Việc lên ngân sách các khoản chi phí cần phải chi cho mặt bằng phòng tập là một việc làm cần thiết mà bất kì ai khi có dự định mở phòng tập cần thiết phải làm.
Chi phí cần phải chi cho các loại thiết bị tập luyện
Đây cũng là một loại chi phí mở phòng gym rất quan trọng mà bạn cần phải nắm. Tuỳ thuộc vào loại hình phòng tập cũng như là diện tích mà bạn nên lựa chọn các loại máy phù hợp. Cho dù ở tầm giá nào thì bạn cũng nên trang bị đầy đủ các nhóm máy tập cơ bản và quan trọng cho phòng tập của mình.
Các loại máy tập cơ bản nhất sẽ bao gồm máy tập cardio, máy tập cơ, máy chạy, xe đạp điện,… Bạn có thể lựa chọn phương pháp mua lại các loại máy second hand, máy đã qua sử dụng để tiết kiệm phần nào chi phí đầu tư cho các loại thiết bị. Nhưng chú ý phải cân nhắc thật kĩ và kiểm tra đầy đủ các bộ phận, linh kiện cũng như mạch điện tử của các loại máy đó.
Chi phí đầu tư cho các trang thiết bị khác
Ngoài các loại máy móc thiết bị dụng cụ tập thì bạn cũng phải dành một khoản chi phí để đầu tư cho các trang thiết bị khác như đồ nội thất, vật dụng trang trí, hệ thống âm thanh,… Hệ thống đèn điện, biển báo hoặc camera an ninh cũng là một vấn đề quan trọng cần được chú ý.
Tuỳ thuộc vào loại hình cũng như là lĩnh vực phòng tập mà bạn muốn hướng tới, bạn có thể trang bị thêm cho phòng gym của mình những món đồ phụ kiện khác như bao tay boxing, đồ tập crossfit, thảm tập yoga,… Cuối cùng là phần mềm quản lý phòng tập chuyên dụng mà bất kì phòng tập nào cũng phải có.
Chi phí mở phòng gym cũng nên bao gồm chi phí bảo dưỡng, bảo trì
Sau khi đã trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cho phòng tập của mình thì bạn cần phải tính toán đến những loại chi phí về bảo dưỡng bảo trì. Việc vệ sinh máy móc, phòng tập mỗi ngày là điều thực sự cần thiết để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Còn việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Đồng thời hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh khác không đáng có trong quá trình luyện tập của khách hàng.
Đối với một số loại máy tập cơ bản thì bạn có thể tự bảo dưỡng được. Còn đối với các loại máy móc có cấu tạo phức tạp hơn thì việc bảo trì sẽ phải cần đến sự trợ giúp của những nhân viên hoặc tổ chức có chuyên môn. Bạn có thể yên tâm vì phần chi phí cho việc bảo dưỡng, bảo trì này khá thấp và không đáng kể nhưng cũng nên chú ý liệt kê để không bỏ xót trong quá trình kinh doanh.
Chi phí nhân sự của phòng tập
Các phòng tập thông thường sẽ thường có các nhân viên lễ tân, quản lý, huấn luyện viên, tạp vụ, bảo vệ,… Tuỳ vào nhu cầu cũng như là loại hình phòng tập mà bạn nên có bảng kế hoạch nhân sự riêng. Theo sau đó là bảng mô tả công việc cụ thể để có thể dễ dàng quản lí được các nhân viên của phòng tập.
Chi phí nhân sự sẽ được tính toán và chi theo từng tháng. Bạn có thể dễ dàng tính toán được số tiền mà mình phải chi cho khoản mục này theo kế hoạch nhân sự cũng như là công việc cụ thể.
Các khoản chi phí điện nước hàng tháng
Đây cũng là một khoản mục quan trọng trong chi phí mở phòng gym mà bạn cần phải chú ý. Dù quy mô phòng gym của bạn có lớn hay nhỏ thì các loại máy móc thiết bị tập cũng như là điều hoà, đèn điện,… cũng sẽ tốn của bạn một khoản tiền điện khá lớn. Ngoài ra thì tiền nước cho các sinh hoạt và hoạt động khác cũng là một khoản mục mà bạn cũng nên tính toán để tiết kiệm.
Chi phí đầu tư cho việc quảng bá phòng tập
Để bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh phòng tập thì loại chi phí mà bạn cần phải đầu tư đó chính là chi phí quảng cáo. Để phòng gym của bạn được nhiều người biết đến hơn thì bạn phải chi một phần ngân sách của mình dành cho việc quảng cáo. Nhất là trong khoảng thời gian đầu, khi mà phòng gym của bạn chưa được nhiều khách hàng biết đến.
Loại chi phí này có thể được phân bổ và thay đổi theo thời gian. Tuỳ vào từng giai đoạn mà bạn có thể tạo ra những chương trình và phân bổ nguồn lực của mình cho nó. Các loại hình và các kênh quảng cáo mà bạn có thể lựa chọn như Facebook, Google Ads, Email marketing, phát tờ rơi,…
Bất kì trong một lĩnh vực nào thì việc kinh doanh đều rất phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tất cả mọi mặt. Do đó, qua bài viết này, Impulse hi vọng là bạn đã có thể nắm được đầy đủ các loại chi phí mở phòng gym và có cho mình những định hướng để có thể kinh doanh thật tốt
>>> Tham khảo: Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng gym chuyên nghiệp từ A-Z của impulse
Comments